1. GMP là gì?
• GMP viết tắt của Good Manufacturing Practices được hiểu là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, đưa ra hệ thống quy định chung hoặc những hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng.
• GMP là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Tại Việt Nam năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” đối với thuốc tân dược đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO
• Tiêu chuẩn GMP là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt và kiểm soát chất lượng, kiểm soát các mối nguy từ thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, dụng cụ chế biến, trang thiết bị máy móc, nguyên liệu đầu vào, đến quy cách đóng gói, bao bì, chế biến và bảo quản cũng như việc đào tạo và vệ sinh của nhân viên…. nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
2. Ứng dụng của GMP
Theo Bộ Y Tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cao như:
-
Ngành dược phẩm.
-
Ngành thực phẩm.
-
Ngành mỹ phẩm.
-
Ngành thiết bị y tế.
3. Vai trò của GMP
3.1 Vai trò của GMP đối với doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
• Chứng nhận sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn
• Doanh nghiệp có thể kiểm soát được một cách chi tiết chi phí sản xuất, tránh lãng phí vốn trong quá trình hoạt động.
• Bước đầu để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để chứng nhận HACCP
• Gia tăng niềm tin, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu thuốc vào những thị trường khó tính
• Sản phẩm được sản xuất ra nâng cao tính cạnh tranh đáng kể trên thị trường trong nước lẫn quốc tế.
• Góp phần nâng cao thị trường hàng Việt đối với các sản phẩm nhập ngoại
3.2 Vai trò của GMP đối với người tiêu dùng
• GMP giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm an toàn
• Giảm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu lưu hành tràn lan, không đảm bảo an toàn… gây thiệt hại cho kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng.
• GMP giúp người tiêu dùng an toàn sử dụng, tăng niềm tin cho các sản phẩm trong nước sản xuất